Tiêu điểm
- Công bố quyết định thành lập Ban Vận động Hội Doanh nhân trẻ thị xã Việt Yên.Thực hiện chương trình công tác Hội và phong trào
- Chương trình caffe Doanh nhân quý 3/2024 của Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bắc GiangNhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hội viên được
- Công bố Quyết định thành lập Chi bộ Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bắc GiangNhằm đẩy mạnh và phát triển công tác Đảng trong
- Tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều với gần 80 điểm cầu trong và quốc tế.Sáng 25/5, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị
- Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bắc Giang: Kết nối Chính quyền và Doanh nghiệp.Chiều ngày 06/6 Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bắc Giang
- Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bắc Giang: Chung tay tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn năm 2022.Sáng ngày 10/6, tại Trung tâm hội trường lớn huyện
- Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bắc Giang - Quảng Ngãi ký biên bản ghi nhớ hợp tácHội Doanh nhân trẻ tỉnh Bắc Giang - Quảng Ngãi ký
- Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bắc Giang: Định hướng, tư vấn nghề nghiệp cho phạm nhân Trại giam Ngọc Lý.Ngày 12/6, tại Phân trại số 2 thuộc Trại giam Ngọc
- Bắc Giang quyết tâm cải thiện chỉ số PCI, năm 2022 tối thiểu xếp thứ 25/63 tỉnh, TP(BGĐT) - Sáng 24/6, tại Trung tâm hội nghị TP Bắc
- Chung tay tiêu thụ vải thiều, hỗ trợ bà con Bắc GiangNgày 10/6/2022, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas)
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bắc Giang: Chung tay tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn năm 2022.
07 Tháng Bảy 2022
Sáng ngày 10/6, tại Trung tâm hội trường lớn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bắc Giang và Hiệp hội dệt may Việt Nam đã tổ chức Lễ ký kết chung tay tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn năm 2022 với UBND huyện Lục Ngạn.
Tham dự chương trình có đồng chí Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang, Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam, Ông Lưu Tiến Chung, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bắc Giang; đ/c Nguyễn Việt Oanh, Bí thư Huyện ủy Lục Ngạn; đ/c La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện cùng các đại biểu đại diện các sở, Ban, ngành và 70 doanh nhân đại diện cho các doanh nghiệp của Hiệp hội dệt may Việt Nam và Hội DNT tỉnh Bắc Giang.
Phát biểu tại buổi ký kết, đ/c La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, Lục Ngạn là vùng đất của trái cây với quy mô lớn với khoảng 28.000 ha cây ăn quả các loại, tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng nổi tiếng ở trong và ngoài nước mang thương hiệu Lục Ngạn như: Vải thiều; cam, bưởi, táo, ổi, mỳ gạo Chũ; mật ong, phấn hoa…
Với diện tích vải thiều lớn nhất cả nước, khoảng 16.000 ha, trong đó hơn 12.000 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP; gần 500 ha sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu Nhật Bản, Mỹ, EU; 100% diện tích trồng vải của huyện đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Tổng sản lượng quả tươi hằng năm đạt từ 80.000 - 100.000 tấn, huyện Lục Ngạn được ví như là thủ phủ vải thiều của Việt Nam. Đặc sản vải thiều Lục Ngạn đã khẳng định được chất lượng và uy tín thương hiệu ở khắp thị trường trong và ngoài nước, trở thành sản phẩm mang thương hiệu quốc gia - Vải thiều Việt Nam; là một trong 10 món ăn đặc sản đạt giá trị kỷ lục Đông Nam Á năm 2018. Vải thiều Lục Ngạn là sản phẩm nông nghiệp đầu tiên của Việt Nam được cấp Bằng chứng nhận Bảo hộ Chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản; đồng thời đã được bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu tại hàng chục quốc gia trên thế giới.
Đến nay, trái vải Lục Ngạn đã xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, được các doanh nghiệp, thương nhân, người tiêu dùng Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, châu Âu, Úc, ASEAN... đặc biệt yêu chuộng, tin cậy, đánh giá rất cao nhờ có chất lượng, hương vị ngon vượt trội.
Từ nhiều năm nay, do tư duy sản xuất của người dân có sự chuyển biến mạnh mẽ sang mục tiêu tạo ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn nhằm chinh phục các thị trường xuất khẩu khắt khe về tiêu chuẩn; cùng với việc cấp ủy, chính quyền huyện đẩy mạnh triển khai hỗ trợ mở rộng diện tích áp dụng quy trình, kỹ thuật sản xuất tiên tiến (VietGAP, GlobalGAP, sản xuất hữu cơ, sản xuất để xuất khẩu...) nên vùng vải thiều Lục Ngạn đạt sản lượng và chất lượng rất tốt, mẫu mã đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Năm nay, dự báo sản lượng quả tươi toàn huyện đạt khoảng 95.000 tấn (trong đó vải chín sớm khoảng 21.000 tấn, vải chính vụ khoảng 74.000 tấn). Nhân dân đã bắt đầu thu hoạch vải sớm từ ngày 25/5/2022, dự kiến vải thiều chính vụ sẽ cho thu hoạch từ từ giữa tháng 6, và kết thúc vụ khoảng cuối tháng 7/2022. Trong những ngày đầu mùa vải chín, được sự quan tâm kết nối của các đồng chí Lãnh đạo tỉnh, các Ban, Sở, ngành của tỉnh, trực tiếp là Hội Doanh nhân trẻ Bắc Giang, huyện Lục Ngạn vui mừng được đón Đoàn doanh nhân, doanh nghiệp, những đối tác đến từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam và các đối tác lớn đến khảo sát, ký kết thỏa thuận việc tiêu thụ sản phẩm vải thiều Lục Ngạn ngay trong vụ thu hoạch năm nay. Đây là một cuộc gặp gỡ cởi mở, là một cơ duyên rất tốt đẹp để các bên đối thoại, thỏa thuận, hợp tác, đặt nền móng cho sự gắn kết thân thiết ổn định bền vững lâu dài trong tương lai.
Cấp ủy, chính quyền huyện Lục Ngạn đã chủ động chuẩn bị danh sách các doanh nghiệp, hợp tác xã, các vùng sản xuất vải thiều đủ năng lực, uy tín để ký kết hợp tác và thực hiện cung ứng sản phẩm vải thiều Lục Ngạn chính hiệu có chất lượng tốt nhất, an toàn nhất cho Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bắc Giang và các đối tác trong suốt vụ mùa năm nay những năm tiếp theo.
Phát biểu tại buổi ký kết ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, Hiệp hội có 15.000 doanh nghiệp với khoảng 3 triệu lao động, một lực lượng lao động rất lớn. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng, nên cộng đồng doanh nhân đã nảy ra ý tưởng tiêu thụ nông sản cho người dân, trong đó, có sản phẩm vải thiều. Qua sự kết nối của Hội DNT tỉnh Bắc Giang, hôm nay chúng tôi đã có mặt tại đây, về với Lục Ngạn cùng chung tay tiêu thụ vải thiều với người dân. Sau chương trình ký kết thoả thuận sẽ có một chương trình hành động triển khai đến các doanh nghiệp trong Hội. Để phát triển bền vững mà không chỉ hôm nay, mà bắt đầu từ hôm nay chúng ta có một chương trình hợp tác cho các vụ vải tiếp theo và các sản phẩm nông nghiệp khác.
Theo ông Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang, buổi ký hôm nay không chỉ mang tính quan trọng, mà còn mở ra một kênh tiêu thụ, có thể nói là rất hay. Với cách làm của các doanh nhân luôn sáng tạo sẽ tạo ra các kênh tiêu thụ lớn trong việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản nói chung ở Việt Nam và ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang nói riêng. Hy vọng, cách làm này sẽ thành công tốt đẹp. Không chỉ áp dụng mô hình này ở Bắc Giang mà còn áp dụng trên cả nước với nhiều sản phẩm khác nhau.